Rõ khả năng tiền đạo Công Phượng tỏa sáng tại Yokohama FC
Sau mhững chuyến xuất ngoại thất bại, Công Phượng đã tìm được thử thách mới tại Yokohama FC. Với kinh nghiệm 3 lần xuất ngoại trước đó sẽ trở thành điểm tựa để Công Phượng bứt phá trên đất Nhật Bản.
Sau khi cùng CLB HAGL kết thúc mùa giải V.League 2022, Công Phượng đã gia nhập Yokohama FC theo bản hợp đồng có thời hạn 3 năm, tìm kiếm thử thách mới thi đấu tại J-League 1. Tuy nhiên, ở trận ra quân của Yokohama FC vào trưa 18/2, Công Phượng đã không góp mặt trong danh sách thi đấu.
Yokohama FC đang cạnh tranh quyết liệt trên hàng công, Công Phượng cần phải cố gắng rất nhiều nếu muốn có cơ hội ra sân. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên chân sút xứ Nghệ rơi vào tình huống này, bởi cựu cầu thủ HAGL cũng từng rơi vào tình trạng tương tự trong những chuyến xuất ngoại trước đó.
Cuối năm 2015, Công Phượng lần đầu tiên được ra nước ngoài thi đấu khi gia nhập CLB Milto Hollyhock đang chơi tại J.League 2 theo dạng cho mượn 1 năm từ HAGL. Trong chuyến xuất ngoại lần này, Công Phượng nhận được nhiều sự kỳ vọng khi Lê Công Vinh đã thi đấu rất thành công trong màu áo Hokkaido Consadole Sapporo, Nhật Bản. Tuy nhiên, anh thường xuyên phải ngồi dự bị và chỉ ra sân 5 trận mà không ghi được bàn thắng nào. Sau một mùa giải, Công Phượng trở về nước và tiếp tục thi đấu cho HAGL.
Tháng 2/2019, Công Phượng tiếp tục xuất ngoại lần thứ 2 và đầu quân cho Incheon United tại Hàn Quốc theo bản hợp đồng cho mượn 1 năm. Nhưng tại đây, chân sút sinh năm 1995 đã sớm chấm dứt hợp đồng sau khi gia nhập đội bóng được 4 tháng. Nguyên nhân được đưa ra là anh có khá ít cơ hội ra sân khi chỉ có 8 được thi đấu và chủ yếu đều đến từ băng ghế dự bị. Ngoài ra, anh chưa ghi được bàn thắng nào cho đội bóng tại K-League.
Sau khi chia tay Incheon United, Công Phượng chuyển hướng đầu quân cho CLB Sint-Truiden đang chơi tại VĐQG Bỉ. Tại đây, anh đã ký hợp đồng theo dạng cho mượn vào tháng 7/2019. Tuy nhiên ở lần xuất ngoại thứ 3, Công Phượng vẫn chưa khẳng định năng lực khi chỉ chơi 1 trận và không ghi được bàn thắng nào. Sau thất bại này, Công Phượng quyết định trở lại thi đấu cho CLB TP.HCM vào đầu năm 2020.
Ở tuổi 28, có lẽ Công Phượng đã có nhiều kinh nghiệm thi đấu ở các đội bóng nước ngoài. Ngoài ra, sau khi gia nhập Yokohama FC, anh sẽ có lợi thế là từng thi đấu tại Nhật Bản trước đó. Thuận lợi là vậy, khó khăn cũng sẽ không hề nhỏ đối với Công Phượng tại Yokohama FC, đội bóng mới thăng hạng J.League ở mùa giải năm nay và hứa hẹn gặp nhiều khó khăn trong việc trụ lại J-League 1. Vì vậy, Yokohama FC nhiều khả năng sẽ tin dùng những cầu thủ đã được khẳng định trước đó.
Bên cạnh đó, J-League 1 có tính thách thức cao hơn so với J-League 2 mà Công Phượng từng thi đấu trước đó. Tại J-League 1 hội tụ nhiều ngôi sao bóng đá thế giới như cựu huyền thoại của Barcelona, Andres Iniesta đang khoác áo Vissel Kobe, Zico Gary Lineker.
Nhưng cũng chưa thể nói trước được, Công Phượng sẽ không thành công tại J-League 1 khi một cầu thủ Đông Nam Á khác cũng đang thi đấu tại đây và rất thành công là Chanathip thi đấu cho Kawasaki Frontale. Đội bóng này thậm chí mạnh hơn rất nhiều so với Yokohama FC. Thậm chí, Kawasaki Frontale của Chanathip đã từng nhiều lần đăng quang tại giải đấu cao nhất của Nhật Bản.
Lúc này, có lẽ điều quan trọng nhất với Công Phượng là thích nghi với đội bóng và “ghi điểm” với HLV trưởng. Sự quyết tâm của Công Phượng sẽ là điểm tựa giúp anh ở lại J.League. Sau cùng, mỗi cầu thủ đều sẽ học hỏi cho mình ở những bước đi mới. Nếu biết nắm bắt ở những cơ hội khoác áo những đội bóng lớn của châu lục, tin rằng, Công Phượng sẽ có những bước tiến mới trong sự nghiệp cầu thủ của mình.
Theo Bóng Đá.